ĐIỂM MẶT NHỮNG BỆNH DỊCH CẦN THẬN TRỌNG TRONG VÀ SAU MƯA, LŨ

 

Theo Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế, sau mưa bão, lũ lụt, rất nhiều vi sinh vật, chất thải trôi theo dòng nước gây ô nhiễm môi trường tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh
đặc biệt với những người có sức đề kháng kém như: người cao tuổi, trẻ nhỏ, người có bệnh mãn tính.

 

Và đây là một số bệnh được chuyên gia y tế cảnh báo:

 

Tiêu chảy cấp: Do phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, thức ăn nhiễm khuẩn nên dễ mắc tiêu chảy. Các bệnh như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn khác (E.coli, Campylobacter…). Bệnh tiêu chảy cũng dễ lây lan từ người này sang người khác do tiếp xúc với chất thải của người bệnh với các triệu chứng cơ bản như đau bụng, mót rặn, tiêu chảy…

 

Các bệnh về da:  Mưa bão thường kéo theo điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, độ ẩm tăng cao do mưa còn làm tổn hại đến hàng rào bảo vệ da, khiến da dễ bị tổn thương hơn.
 
Một số bệnh ngoài da thường gặp như nấm, ghẻ, nước ăn chân (do nấm ký sinh gây ra), mẩn ngứa, chốc lở…
9.jpg

 

 

Bệnh về mắt: Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển, việc sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn là những nguyên nhân khiến nhiều người mắc các bệnh về mắt như nhiễm trùng mắt, đau mắt đỏ, viêm mí mắt…Triệu chứng thường gặp: khó chịu, mẩn đỏ và kích ứng, cũng như nhiễm trùng mí mắt (mụn mắt – sưng đau trên mí mắt) và viêm kết mạc (mắt đỏ/hồng) kèm theo dính mắt.
Sốt xuất huyết: Do sự thay đổi nhiệt độ, nước đọng ở nhiều nơi, điều kiện vệ sinh ở vùng ngập lụt thiếu thốn, muỗi vằn gây sốt xuất huyết sinh sản dễ dàng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

 

Biện pháp phòng tránh giữ sức khỏe sau khi mưa tạnh, lũ rút
  • Nước rút đến đâu, vệ sinh đến đấy; thu gom, xử lý, chôn xác động vật
  • Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước
  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng
  • Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch sẽ và lau khô kẽ ngón chân
  • Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi
  • Khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất khi nghi ngờ nhiễm bệnh
  • Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày
  • Ăn thức ăn nấu chín và uống nước đun sôi
  • Chọn thực phẩm an toàn, vệ sinh
  • Khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế
901-7.jpg

 

 

Sức đề kháng là tuyến phòng thủ bảo vệ cơ thể trước các nguy cơ gây bệnh. Nó có liên hệ mật thiết với chế độ dinh dưỡng của chúng ta. Những gì bạn ăn, môi trường bạn sống, cách bạn vận động đều có tác động trực tiếp đến sức khỏe. Vì vậy, ngay từ bây giờ hãy trang bị đầy đủ các vitamin và dưỡng chất để tăng cường bảo vệ tuyến phòng thủ này hoạt động suôn sẻ khi thời tiết giao mùa hay mưa bão, lũ lụt nhé.

 

Bạn biết không, một trong những ưu điểm các sản phẩm thực phẩm bảo vệ tăng cường miễn dịch của MediBest chính là thiết kế nhỏ gọn. Vậy nên bạn có thể mang theo mọi lúc, mọi nơi để tiện cho việc chăm sóc sức khỏe của cả nhà nhé.